TOÁN HÌNH: TỔNG HỢP TẤT CẢ ĐỊNH NGHĨA, CÔNG THỨC VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP VẬN DỤNG THƯỜNG GẶP

Bên cạnh đại số thì toán hình lớp 4 cũng là kiến thức quan trọng mà trẻ cần phải ghi nhớ ngay khi mới bắt đầu bước vào năm học mới. Nắm bắt được tình hình chung, KioMath đã tổng hợp tất cả các kiến thức của hình học lớp 4 từ khái niệm, công thức đến các dạng bài tập vận dụng thường gặp ngay trong bài viết này.

Các dạng hình học trong chương trình toán hình lớp 4

Để nhìn nhận các dạng hình học trong chương trình toán lớp 4 một cách tổng quát hơn. Bạn hãy cho trẻ xem sơ đồ tư duy sau đây:

Có thể là đồ họa về văn bản

Sơ đồ tư duy hệ thống các kiến thức toán lớp 4 hình học. (Ảnh: Download.vn)

Hình chữ nhật

Định nghĩa: Hình chữ nhật chính là hình tứ giác có 4 góc vuông, trong đó có: 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn bằng nhau.

Hai công thức cơ bản cần nhớ của hình chữ nhật, gồm:

  • Công thức tính chu vi: P = (a + b) x 2

  • Công thức tính diện tích: S = a x b

Có thể là hình ảnh về văn bản

Tính chất chung:

  • Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt (Vì có 4 cạnh bằng nhau).

  • Chu vi hình chữ nhật là 1 số chia hết cho 2 nếu chiều dài và chiều rộng là các số tự nhiên.

  • Nếu tăng chiều dài hoặc chiều rộng của hình chữ nhật lên a đơn vị thì chu vi sẽ tăng lên a x 2 đơn vị (Vì có 2 chiều dài hoặc 2 chiều rộng). Tương tự như giảm a đơn vị.

  • Nếu gấp/giảm một chiều của một hình chữ nhật lên bao nhiêu lần thì diện tích sẽ tăng/giảm lên bấy nhiêu lần.

Hình vuông

Định nghĩa: Hình vuông là hình tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng.

Hai công thức cơ bản cần nhớ của hình vuông, gồm:

  • Công thức tính chu vi: P = a x 2

  • Công thức tính diện tích: S = a x a

Có thể là hình ảnh về văn bản

Tính chất chung:

  • Nếu tăng 1 cạnh lên a đơn vị thì chu vi sẽ tăng 4 x a đơn vị.

  • Nếu cạnh tăng lên a lần thì diện tích sẽ tăng lên a x a lần.

Hình bình hành

Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Công thức tính diện tích hình bình hành: S = a x h

Có thể là hình ảnh về văn bản

Tính chất chung: Nếu hình bình hành có 1 góc vuông, thì đây là trường hợp đặc biệt của hình chữ nhật.

Hình thoi

Định nghĩa: Hình thoi là hình tứ giác có hai cặp cạnh đối diện song song và có 4 cạnh bằng nhau.

Công thức tính diện tích hình thoi: S = (m x n)/2

Có thể là hình ảnh về văn bản

Các dạng bài tập thường gặp

Dưới đây là các dạng bài toán lớp 4 hình học, mà trẻ thường gặp trên lớp và trong các bài thi.

Dạng 1: Nhận biết hình

Ở dạng bài toán này, trẻ sẽ thường gặp hai loại như sau:

  • Đọc tên các hình có được trên một hình vẽ cho trước.

  • Tính số hình có được trong trường hợp hình có trước một số lượng điểm và cạnh lớn.

Bài tập vận dụng cơ bản: Cho tứ giác ABCD như hình vẽ. Hãy vẽ thêm 2 đoạn thẳng để được 6 hình tứ giác.

Không có mô tả ảnh.

Hướng dẫn giải:

Có thể là hình ảnh về bản thiết kế và văn bản

Nếu vẽ như hình trên, ta sẽ có 6 hình tứ giác gồm: AEGD; AHKD; ABCD; EHKG; EBCG và HBCK.

Dạng 2: Cắt ghép hình

Đây là dạng bài toán tương đối khó, đòi hỏi trẻ phải linh hoạt, có khả năng quan sát và phân tích vấn đề một cách nhạy bén.

Nhận biết và đếm

Tổng quát: Bài toán sẽ yêu cầu trẻ cần cắt hình cho trước thành nhiều hình bé rồi ghép lại thành hình khác theo đề bài.

Bài tập vận dụng: Cho tấm bìa bên gồm 14 hình vuông. Hỏi có thể cắt thành 7 tấm bìa nhỏ hình chữ nhật mà mỗi tấm bìa nhỏ gồm 2 ô vuông được không?

Có thể là hình vẽ ngẫu hứng

Hướng dẫn giải:

Tô màu 6 ô vuông như hình vẽ dưới đây. Từ đó nhận thấy cứ mỗi hình chữ nhật gồm 2 ô vuông được cắt ra thì có 1 ô màu trắng và 1 ô màu. Như vậy nếu cắt tấm bìa đã cho thành 7 tấm bìa nhỏ mà mỗi tấm bìa có 2 ô vuông thì sẽ có 7 ô màu trắng và 7 ô màu. Cho nên điều này sẽ không thể xảy ra vì chỉ có 6 ô màu.

Có thể là hình vẽ ngẫu hứng

Dạng bài có tính toán

Tổng quát: Ở dạng bài toán này trẻ cần phải ghi nhớ chính xác các công thức tính chu vi và diện tích đã được học. Sau đó vận dụng khéo léo các công thức này để lập ra các phép tính, từ đó tính toán để ra đáp án mà đề bài yêu cầu.

Bài tập vận dụng: Một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Sân được mở rộng về hai phía, 1 phía chiều dài và 1 phía chiều rộng mỗi chiều 2m. Sân mới cũng là hình chữ nhật có diện tích hơn sân cũ là 84m2. Tính diện tích sân cũ?

Hướng dẫn giải:

Theo đề bài ta có hình sau:

Có thể là hình ảnh về bản thiết kế, sơ đồ tầng và văn bản

Qua hình vẽ ta thấy diện tích tăng thêm là diện tích hình chữ nhật có chiều rộng 2m và chiều dài bằng tổng chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật ban đầu cộng thêm 2m.

Tổng chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật ban đầu là: 84 : 2 - 2 = 40 (m)

Chiều rộng sân vận động ban đầu là: 40 : (3 + 1) = 10 (m)

Chiều dài sân vận động ban đầu là: 10 × 3 = 30(m)

Diện tích sân vận động là: 10 × 30 = 300(m2)

Suy ra đáp số sẽ là 300(m2)

Trên đây là các chia sẻ của thầy/cô của KioMath. Nếu có sai sót gì mong phụ huynh và độc giả có thể góp ý trực tiếp tại Fanpage chính thức của trung tâm

Bài viết liên quan

0373623280